Học quản trị khách sạn có dễ xin việc không? Cơ hội ra sao

Lượt xem:

Đọc bài viết

Quản trị khách sạn, với vai trò là ngành mũi nhọn trong “công nghiệp không khói”, luôn thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các bạn thí sinh khi chọn ngành học. Tuy nhiên, ngoài sự háo hức, nhiều bạn cũng không khỏi lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Liệu học quản trị khách sạn có dễ xin việc không? Cùng chúng tôi khám phá cơ hội trong ngành Quản trị khách sạn bạn nhé!

Ngành quản trị khách sạn là gì?

 Quản trị khách sạn hay còn gọi là Hotel Management, là một lĩnh vực chuyên biệt trong ngành du lịch, tập trung vào việc điều hành và quản lý các hoạt động tại khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, hoặc các cơ sở lưu trú. Mục tiêu chính của ngành là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và đồng thời tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị lưu trú.

Với sự bùng nổ của ngành du lịch và nhu cầu lưu trú ngày càng tăng, quản trị khách sạn đã trở thành một trong những ngành học được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, người học cần có sự cải tiến luôn sẵn sàng học hỏi, cập nhật kiến thức mới để theo kịp những thay đổi không ngừng của ngành.

Học quản trị khách sạn có dễ xin việc hay không?

Học quản trị khách sạn có dễ xin việc không? có thể không quá khó nếu bạn trang bị tốt và đáp ứng đủ các yêu cầu của công ty tuyển dụng. Ngành này đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự bùng nổ của du lịch và các dịch vụ lưu trú, tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, để dễ dàng tìm được việc, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng:

  • Kiến thức chuyên môn: Bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lý, điều hành, chăm sóc khách hàng, marketing, và các kỹ năng khác liên quan đến ngành.
  • Kỹ năng mềm: Các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề là rất cần thiết trong ngành. Ngoài ra, khả năng làm việc dưới áp lực cũng rất quan trọng.
  • Kinh nghiệm thực tế: Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế, dù là thực tập hay công việc bán thời gian. Kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng thích nghi với công việc và yêu cầu công ty.

Tỷ lệ thất nghiệp của ngành quản trị khách sạn

Với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, Việt Nam hiện đang sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng. Nước ta đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những năm gần đây, số lượng nhà hàng và khách sạn không ngừng tăng trưởng cả về số lượng, quy mô và chất lượng.

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ngành Quản trị khách sạn tại Việt Nam hiện đang thiếu hụt khoảng 20% lao động. Điều này có nghĩa là mỗi năm, ngành này cần khoảng 40.000 lao động, nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được một nửa con số trên. Với tỷ lệ thất nghiệp thấp trong ngành, bạn có thể yên tâm rằng cơ hội việc làm trong ngành Quản trị khách sạn là rất lớn, vì vậy không cần lo lắng về việc khó xin việc sau khi học ngành này.

Cơ hội việc làm sau khi học ngành quản trị khách sạn

Để trả lời câu hỏi liệu ngành quản trị khách sạn có khó xin việc hay không, chúng ta cần tìm hiểu về các cơ hội việc làm mà ngành này mang lại. Quản trị khách sạn là ngành học đào tạo chuyên sâu về việc quản lý, giám sát và tổ chức công việc tại các cơ sở lưu trú và khu du lịch. Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau tại các tổ chức, ví dụ như:

  • Nhà hàng: quản lý, giám sát nhân sự, phục vụ, nhân viên bếp, marketing, quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng, giám sát nhà hàng, v.v.
  • Khách sạn: lễ tân, phục vụ buồng phòng, chăm sóc khách hàng, marketing, quản lý ngân sách, kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất, v.v.
  • Khu nghỉ dưỡng: lễ tân, phục vụ, buồng phòng, marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý cơ sở vật chất, giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng, v.v.
  • Casino: nhân viên chăm sóc khách hàng, phục vụ, kế toán, tài chính, v.v.
  • Công ty tổ chức sự kiện: nhân viên điều phối, lập kế hoạch sự kiện, quản lý dịch vụ khách hàng, sales, quản lý sự kiện, đạo diễn sự kiện, marketing, v.v.
  • Công ty du lịch: nhân viên bán tour, thiết kế tour, điều hành tour, marketing, kế toán, quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng, quản lý tour,…

Kết luận

Từ những thông tin trên, có thể thấy việc học Quản trị khách sạn có dễ xin việc hay không phụ thuộc nhiều vào chính bản thân người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tại Việt Nam, ngành học này vẫn mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng hấp dẫn cho các bạn trẻ. Ngành Quản trị khách sạn hiện đang phát triển mạnh mẽ ở Đà Nẵng, nhờ vào sự gia tăng của du lịch và nhu cầu về dịch vụ lưu trú chất lượng.Nếu bạn đang tìm việc làm khách sạn Đà Nẵng và quan tâm đến ngành Quản trị khách sạn, đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tìm kiếm việc làm tại đây.